Khi chơi trống cajon, đến những đoạn cao trào bài hát chúng ta thường dùng kỹ thuật roll ngón tay hoặc bàn tay. Sẽ nghe hay và hấp dẫn người nghe hơn khi các bạn sử dụng cả kỹ thuật trượt chân trong khi roll nữa.
Đoạn video trên hy vọng giúp các bạn tự tìm ra cho mình cách chơi theo phong cách “Foot Slide” hợp lí cho mình nhất!
Đoạn sau cũng là Rock nhưng là thể loại mạnh hơn Rock rất nhiều, đó là Metal hay còn gọi là Heavy metal. Một thể loại nhạc Rock mang âm hưởng nặng về âm thanh, mạnh, dồn dập và nhanh về nhịp bass kết hợp với guitar điện solo ngân dài và liên tục. Metal phát triển vào những năm đầu của thập niên 60-70 tại vương quốc Anh và Mỹ.
Bên trên là kỹ thuật dùng đầu ngón tay để chơi âm bass trống cajon.
Theo chàng trai Marko trong đoạn Clip trên thì anh ấy khuyên nên chơi trống cajon với đầu ngón tay chụm lại khi kick bass thì âm nghe sẽ hay hơn, sự chuyển động của tay sẽ nhanh hơn, trôi chảy hơn.
Điệu bossanova là một loại điệu thuộc thể 4/4 La tinh. Nghe thì hơi giống với điệu bolero hoặc rhumba. Bên trên là một clip mình nhặt trên Youtube mang âm hưởng của điệu Bossanova, các bạn nghe và cảm nhịp theo tiếng trống cajon nhé!
Chỉ với 300.000 vnđ tiền nguyên liệu, các bạn đã có thể tự tay làm cho mình một chiếc trống cajon theo ý thích của mình, quan trọng là ở ý tưởng và cách bạn làm trống nữa thôi ^^
Bên trên là clip hướng dẫn các bạn nào muốn tự tay mình làm một chiếc trống cajon cho riêng mình, hy vọng sẽ phần nào giúp ích cho các bạn từ video này!
Nam ca sĩ “Thà Rằng Như Thế” mới đây đã tham dự chương trình tiin.vn và đã khoe tài chơi trống cajon của mình.
Nam ca sĩ cho biết anh đã giữ nhịp rất tốt từ khi còn bé nên việc tập trống cajon sau này rất dễ dàng, đến nay Phúc đã chơi tốt loại nhạc cụ này và còn biểu diễn cùng band nhạc mộc tại các phòng trà.
Ưng Hoàng Phúc cho biết thêm, anh học trống cajon không phải chỉ vì học cho biết mà còn là niềm đam mê của anh nữa. Mặc dù có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng trống cajon vẫn là loại nhạc cụ anh yêu thích nhất!
Trong nhịp điệu trống mộc mạc, ngẫu hứng, hơn 50 bạn trẻ cùng xác lập kỷ lục “Buổi chơi trống cajon đông nhất Việt Nam” tại TP HCM ngày 1/6.
Hơn 50 bạn trẻ là học sinh, sinh viên tại nhiều trường tại thành phố Hồ Chí Minh đam mê trống cajon đã cùng quy tụ.
Chúng ta có thể bắt gặp loại nhạc cụ này ở các sân khấu ca nhạc, phòng trà, quán cà phê gắn với giới trẻ cho đến các công viên, phòng trọ sinh viên… Mặt trống cũng có thể được thiết kế mang dấu ấn riêng với các chữ ký, lời đề tặng ngộ nghĩnh.
Chương trình xác lập kỷ lục trống cajon nhằm gắn kết các bạn trẻ đam mê loại nhạc cụ có kỹ thuật chơi đơn giản, dễ tập luyện này với nhau, làm tiền đề hướng đến một sân chơi lành mạnh lâu dài.
Câu lạc bộ sẽ tổ chức các buổi gặp mặt vào chủ nhật hàng tuần để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Những ai yêu thích nhưng chưa có điều kiện học sẽ được hướng dẫn miễn phí.
“Đây là một nhạc cụ thật sự tuyệt vời và rất thú vị”, Lê Quang, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đang ngồi cùng nhóm bạn chỉ vào “ghế” có cấu tạo đơn giản, với hình dạng chiếc hộp chữ nhật có tỷ lệ dài, rộng không quá 50×40 cm mà mình đang ngồi vừa gõ một cách ngẫu hứng, tạo nên những tiết tấu nhanh, mộc mạc với đầy đủ tiếng bass, treble, kicks… khá lạ tai. Bên cạnh đó, tại công viên 30.4, nhóm sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng ngồi trên trống cajon vỗ phanh phách phát ra đầy đủ những âm sắc khá lôi cuốn của cả thể loại rock, country, pop, flamenco, hiphop khiến ai cũng hào hứng, thích thú.
Ân kể thêm, chỉ cần có đàn guitar và trống cajon là cứ ngỡ có cả một dàn nhạc đầy đủ, rất hợp trong những dịp dã ngoại, đi chơi xa, tụ tập cùng nhau vì gọn nhẹ dễ mang đi. Không những vậy, đây còn là nhạc cụ có chức năng quan trọng khi giữ nhịp cho guitar, khi kết hợp cùng đàn guitar, kèn harmonica… sẽ tạo thành những âm thanh cực hay.
Trống cajon Đang là nguồn cảm hứng vô tận cho giới trẻ Việt Nam
Lý giải xu hướng chuộng mua và sử dụng trống cajon trong những “bữa tiệc âm nhạc” của giới trẻ, Lê Quang cho rằng có khá nhiều lý do. “Tùy loại, hình dáng mà mỗi trống cajon có giá dao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Như vậy là thấp so với các nhạc cụ khác và “có thể chấp nhận được” với sinh viên tụi mình. Có khi 5, 7 đứa cùng hùn hạp lại mua về là tha hồ gõ, thích vô cùng”, Lê Quang kể.
Theo Hoài Ân, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc, thì cajon là một trong những loại nhạc cụ mang tính đại chúng, được làm bằng ván ép, có nhiều kiểu như: cajon vuông, xéo, cong, mang đến âm thanh mộc mạc, gần gũi. Thời gian gần đây, không khó để tìm thấy trống cajon khi được biểu diễn và xuất hiện ở khắp mọi nơi: từ những sân khấu ca nhạc lớn, phòng trà nhỏ, những quán cà phê trình diễn nhạc acoustic cho đến… những công viên, phòng trọ và được giới sinh viên ưa thích.
Khi nói đến nguồn gốc của trống cajon, trên thế giới hiện vẫn đang có nhiều ý kiến bởi chưa có một bằng chứng cụ thể nào về nguồn gốc chính xác của loại nhạc cụ này. Một số người cho rằng trống cajon xuất phát từ Peru , người thì cho rằng những người nô lệ Châu Phi là người đã tạo ra “trống cajon” khi họ bị đày sang Nam Mỹ.
Những năm gần đây, loại nhạc cụ này đã trở nên quen thuộc với những ai yêu thích thể loại nhạc mộc Acoustic, nhưng cũng ít có ai biết rằng nguồn gốc chiếc trống cajon đến từ đâu. Nhưng dù sao đi nữa, cùng với thời gian, Cajon đã phát triển như một nhạc cụ chính thống, và tồn tại cho đến ngày hôm nay với nhiều biến thể đa dạng. Trong quá trình phát triển lâu dài đó, có thể kể đến sự ảnh hưởng không nhỏ đến nền âm nhạc flamenco của đất nước bò tót khi chiếc cajon cajon flamenco đầu tiên ra đời.
Câu chuyện của chiếc trống flamenco cajon đầu tiên bắt đầu từ hai nhân vật, đó là Paco de Lucia, một người chơi guitar Tây Ban Nha và bạn thân của ông, tay percussionist người Brazil, Rubem Dantas. Vào khoảng thập niên 70, khi Paco de Lucia và bạn ông trong một chuyến biểu diễn tại Peru, tình cờ được người dân tại đây giới thiệu một nhạc cụ hình hộp chữ nhật mang tên “Cajon” . Lúc ấy cả hai người đều thích âm thanh của “chiếc hộp” đặc biệt này. Sau đó thích thú mang một vài cái về Tây Ban Nha giới thiệu cho những người bạn chơi nhạc flamenco. Từ đó, Paco đã nghĩ ra sáng kiến đặt dây đàn guitar bên trong mặt trước cajon để tạo âm, và kết quả chính là một hiệu ứng âm thanh hay cũng chính là tiếng “snare” trên cajon mà chúng ta hay nghe từ các loại “Cajon Flamenco” ngày nay. Chính ý tưởng này đã tạo nên một cuộc cách mạng, lột xác cho Cajon truyền thống trở thành “Cajon Flamenco” ngày nay. Paco đã nghĩ ra việc chạy dây đàn guitar lên phía sau của mặt trước cajon và từ đây chiếc Cajon flamenco đầu tiên ra đời .Ngày nay các cơ chế dây khác nhau được áp dụng rất đa dạng trong Cajon Flamenco. Một số nhà sản xuất vẫn sử dụng dây đàn, một số khác sử dụng dây snare kim loại hay thậm chí là chuông. Trên một số mô hình Cajon Flamenco khác, các dây snare còn có thể điều chỉnh theo ý người chơi; tùy theo nhà sản xuất khác nhau mà các cơ chế sẽ được thiết kế khác nhau.Một trong những nhà sản xuất đầu tiên bắt đầu xây dựng cajon flamenco với số lượng lớn ở Tây Ban Nha là Mario Cortez. Sau đó, ông bắt đầu cộng tác với hãng percussion nổi tiếng LP(Latin Percussion.Trong ban nhạc Flamenco, đôi khi Cajon được chơi bởi các ca sĩ.
Nhưng ngày nay, đa số các ban nhạc sẽ có nhạc công chuyên dụng để chơi loại nhạc cụ này.Sự ra đời của dây snare trong cajon flamenco khiến nó ngày càng trở nên hoàn thiện và đa dạng hơn, nhiều âm thanh hơn và cũng từ đó cho phép cajon hòa vào nhiều phong cách âm nhạc khác nhau.Ngày nay, cajon hay được ví von như một bộ trống jazz thu gọn. Với các kỹ thuật sử dung tay khác nhau để tạo ra các âmkhác nhau sẽ cho ra tiếng tương tự như một dàn trống jazz thật sự.